Lái xe khách đường dài là gì? Các công bố khoa học về Lái xe khách đường dài

Lái xe khách đường dài là một nghề nghĩa vụ đòi hỏi người lái xe vận chuyển khách hàng trên các tuyến đường dài, thường là từ thành phố này đến thành phố khác h...

Lái xe khách đường dài là một nghề nghĩa vụ đòi hỏi người lái xe vận chuyển khách hàng trên các tuyến đường dài, thường là từ thành phố này đến thành phố khác hoặc giữa các địa điểm xa nhau. Người lái xe khách đường dài phải có tay nghề và kiến thức về quy tắc giao thông, kỹ thuật lái xe an toàn và hiểu về các quy định vận chuyển hành khách. Ngoài ra, họ cũng phải có khả năng quản lý thời gian, giao tiếp tốt và chăm chỉ trong việc duy trì và bảo dưỡng xe.
Lái xe khách đường dài là một nghề đòi hỏi người lái xe chịu khó, kiên nhẫn và có khả năng làm việc độc lập. Khi lái xe khách đường dài, lái xe phải chuẩn bị tinh thần cho các chuyến đi kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Họ phải sẵn sàng đi xa và đối mặt với các điều kiện thời tiết khác nhau.

Nhiệm vụ chính của người lái xe khách đường dài là vận chuyển khách hàng một cách an toàn và đúng giờ từ một điểm A đến một điểm B. Họ phải tuân thủ các quy định giao thông và biết cách lái xe một cách an toàn trên các tuyến đường cao tốc, đèo dốc, đường cong và trong các điều kiện giao thông khác nhau.

Người lái xe khách đường dài cũng phải có khả năng quản lý thời gian tốt. Họ cần biết cách lập kế hoạch cho các chuyến đi, tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành một hành trình và đảm bảo rằng họ đến đúng giờ tại các điểm dừng chốt. Họ cũng cần kiểm tra và duy trì xe một cách thường xuyên để đảm bảo an toàn cho khách hàng và cho chính bản thân mình.

Trong vai trò của một lái xe khách đường dài, người lái cũng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về các điểm đến, các điểm dừng chốt giữa chặng và thời gian dự kiến để đảm bảo sự thoải mái và hài lòng của hành khách.

Ngoài ra, người lái xe khách đường dài cũng phải có khả năng giao tiếp tốt và một thái độ lịch sự. Họ có thể gặp phải nhiều khách hàng và nhân viên trong suốt chuyến đi. Việc giao tiếp một cách hiệu quả và tôn trọng là thông tin quan trọng để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Trong tổng quát, lái xe khách đường dài là một nghề đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt, người lái xe phải có khả năng quản lý thời gian, kiểm soát xe và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả để thực hiện công việc một cách thành công và an toàn.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "lái xe khách đường dài":

STRESS, LO ÂU Ở LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 1 - 2021
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng stress, lo âu ở lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; đánh giá mức điểm stress bằng thang SAS, kiểm soát stress tại nơi làm việc bằng thang AIS, đánh giá lo âu bằng test Zung và hồi cứu số liệu  tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Tỷ lệ lái xe khách đường dài có biểu hiện stress là 58,5%; biểu hiện lo âu là 40,0%. Đa số các lái xe khách kiểm soát được stress công việc (97,5%). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện stress cao gấp 4,2 lần so với nhóm không có biểu hiện stress (95%CI=1,5-11,7). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện lo âu cao gấp 3,0 lần so với nhóm không có biểu hiện lo âu (95%CI=1,3-6,5). Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp phòng tránh stress, lo âu cho lái xe để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
#Lái xe khách đường dài #lo âu #stress #tai nạn giao thông
ÀNH VI CỦA LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 2 - 2021
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu một số yếu tố hành vi của lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; điều tra, đánh giá hành vi theo thang DBQ (Driver Behaviour Questionnair có chỉnh sửa) và hồi cứu số liệu  tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Các hành vi của lái xe: 52,5% mệt mỏi; 30,0% kiểm soát nguy cơ không tốt; 42,5% kém thư giãn; 44,5% kém kiên nhẫn; 35,0% lo lắng khi lái xe. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện trạng thái mệt mỏi cao gấp 2,1 lần so với nhóm không có biểu hiện trạng thái mệt mỏi (95%CI=1,0-4,4); có điểm kiểm soát nguy cơ không tốt cao gấp 3,4 lần so với nhóm có điểm kiểm soát nguy cơ tốt (95%CI=1,6-7,2); điểm kiên nhẫn khi lái xe không tốt cao gấp 4,7 lần so với nhóm có điểm kiên nhẫn khi lái xe tốt (95%CI=2,0-11,3) với p <0.05; p<0,01 and p<0,001. Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp kiểm soát hành vi lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
#Hành vi #lái xe khách đường dài #tai nạn giao thông
Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông ở Việt Nam
Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông ở Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh được phân tích đặc điểm công việc; điều tra, đánh giá rối loạn giấc ngủ theo thang đánh giá rối loạn giấc ngủ PSQI và hồi cứu số liệu tai nạn giao thông. Kết quả: Tỷ lệ lái xe khách đường dài với tuổi đời trung bình 40,9 ± 5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình 12,4 ± 5,6 năm có rối loạn giấc ngủ theo thang PSQI (điểm Global ≥ 10) là 58/200 lái xe (29,0%). Trong đó tỷ lệ lái xe có chất lượng giấc ngủ kém/tương đối kém là 53,5%; 31,5% lái xe khó đi vào giấc ngủ; thời gian ngủ trung bình ≤ 5 giờ là 65,5% với hiệu quả giấc ngủ ≤ 85% là 19,0%. 97,5% lái xe có tỉnh giấc khi ngủ; 3,5% phải sử dụng thuốc ngủ và 63,0% gặp khó khăn trong công việc/cuộc sống do rối loạn giấc ngủ. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có điểm Glober score ≥ 10 điểm cao gấp 1,6 lần so với nhóm có điểm Glober score < 10 điểm (p<0,01, 95%CI = 1,3 - 5,5). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài có thể có mối liên quan với tai nạn giao thông, cần có các nghiên cứu chuyên sâu thêm.
#Lái xe khách đường dài #tai nạn giao thông #rối loạn giấc ngủ
ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 1 - 2021
Mục tiêu: đánh giá mức độ điều kiện lao động ở lái xe khách đường dài. Phương pháp nghiên cứu: 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được đo một số các yếu tố môi trường lao động, yếu tố tâm sinh lý lao động và đánh giá theo công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả: Điểm tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động ở lái xe khách đường dài được đánh giá là 49,8 điểm; tương ứng với mức IV theo phân loại điều kiện lao động ở công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Số các chỉ tiêu điều kiện lao động có mức xếp điểm ≥4 trong tổng số các yếu tố điều kiện lao động được đánh giá là 5 chỉ tiêu. Kết luận: việc thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho lái xe để tăng cường khả năng làm việc và tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động khi làm việc nhiều năm là rất cần thiết.
#Điều kiện lao động #lái xe khách đường dài #môi trường lao động #phân loại lao động #tâm sinh lý lao động
Tổng số: 4   
  • 1